Khi xây dựng hay thiết kế, trang trí nội thất nhà ở, nhà xưởng, văn phòng… bạn thường nghe thấy cụm từ diện tích sử dụng. Vậy diện tích sử dụng là gì và cách tính diện tích sử dụng nhà ở. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng chính là phần diện tích được tính bắt đầu từ mép tường bên này sang đến mép tường bên kia của mảnh đất. Để công việc tính toán diện xây dựng đúng chuẩn nhất, cần đánh dấu chính xác ở mép tường. Đơn vị tính diện tích xây dựng là m2.
Diện tích xây dựng được quy định ở trong giấy phép xây dựng và được duyệt trong quy hoạch các khu đô thị.
Cách tính diện tích xây dựng và diện tích sử dụng
Cách tính diện tích xây dựng theo quy chuẩn
Diện tích xây dựng nhà thường sẽ được tính theo phần tổng diện tích sàn sử dụng, hình chiếu mái của công trình.
Sau đây là quy định tiêu chuẩn cách tính diện tích sàn xây dựng nhà ở, biệt thự, căn hộ… thường được các nhà thầu áp dụng ở trong xây dựng hiện nay.
Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (Phần móng, sân, mái, tầng hầm,…)
Diện tích sàn xây dựng
Phần có mái che phía trên tính bằng 100% diện tích
Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền tính 50% diện tích
Tính thêm giá từ 30 – 50% của một sàn với trong trường hợp đã đổ bê tông rồi, sau phát sinh thêm lợp mái ngói.
Với các ô trống trong nhà:
+ Dưới 4m2 được tính như sàn bình thường;
+ Trên 4m2 tính bằng 70% diện tích;
+ Lớn hơn 8m2 tính bằng 50% diện tích.
Phần gia cố có nền đất yếu
Tính 20% diện tích cho phương pháp đổ bê tông cốt thép
Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện đất cũng như thi công sẽ quyết định đến loại hình gia cố khác nhau giống như sử dụng gỗ hay cốt thép.
Phần móng
Móng đơn tính bằng 15% diện tích
Móng cọc:
+ Đối với công trình thì diện tích sàn trệt ≤ 30m2: Đài móng trên đầu cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi sẻ tính 50% diện tích
+ Đối với công trình có diện tích sàn nhà >30m2:
- Nhà cao tầng >4 tầng: Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính 50% diện tích
- Nhà cao tầng ≤ 4 tầng: Đài móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính trên 35% diện tích
Móng băng tính bằng 50% diện tích xây dựng
Phần tầng hầm (tính riêng so với móng)
- Tính 150% diện tích đối với hầm với độ sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ram hầm
- Tính 170% diện tích đối với hầm với độ sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ram hầm
- Tính 200% diện tích đối với hầm với độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm
- Đối với hầm có độ sâu lớn hơn 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính theo đặc thù riêng
Phần sân
- Tính 50% diện tích khi phần sân ở trên 40m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch nền
- Tính 70% diện tích khi phần sân ở dưới 40m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch nền
- Tính 100% diện tích khi phần sân ở dưới 20m2 có đổ cột, xây tường rào, đổ đà kiềng, lát gạch nền
Phần mái
Tính 50% diện tích của mái khi phần mái đổ bê tông cốt thép, không lát gạch, có lát gạch tính 60% diện tích của mái.
Bê tông dán ngói tính 85% diện tích nghiên của mái
Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích nghiêng của mái
Tính 30% diện tích của mái đối với mái tôn.
Ví dụ cụ thể: Một lô đất có diện tích 50 m², xây nhà 1 trệt, 2 lầu cùng mái đúc bằng.
Diện tích phần móng = 30% x diện tích trệt (diện tích 50m2) = 15m²;
Mái bê tông = 50% x diện tích trệt = 25m²
Tổng diện tích sàn = 3 sàn có tổng diện tích là 150m²
Vậy tổng diện tích xây dựng = Móng + Mái + Diện tích sàn = 15 + 25 + 150 = 190 m²
Xem thêm: Diện tích xây dựng là gì? Cách phân biệt diện tích sàn và diện tích xây dựng
Cách tính diện tích sử dụng
Cách tính diện tích sử dụng giống với cách tính diện tích xây dựng đều được đo với đơn vị m2 theo như diện tích sàn xây dựng.
Số liệu, kích thước đều có sản ở trong bản thiết kế, khi nhân với chiều rộng và chiều dài công trình thì sẽ ra diện tích sàn. Còn khi cộng tất cả sẽ cho kết quả tổng diện tích sàn sử dụng.
Ở trong trường hợp công trình của bạn có phần móng đơn giản bằng bê tông cốt thép hay mái không lát gạch, không xây lan can thì cách tính diện tích sử dụng không được phép tính phần trăm.
Còn ngược lại với những công trình được xây dựng phức tạp như phần móng với nhiều chất liệu, lan can, xây tường, ban công thì phải tính thêm 15% chi phí phần sàn hay mái nhà. Riêng phần giếng trời nếu có xây dựng thêm gạch ốp và trang trí các phụ kiện thì đều tính mức 100%.
Trên đây là cách tính diện tích sử dụng chi tiết nhất. Hy vọng bạn sẽ dễ dàng tính toán được chi phí và kiểm soát khi xây dựng ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công nhà thép tiền chế thì hãy liên hệ ngay với Nhà Thép Sài Gòn nhé. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà tiền chế, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một công trình tốt nhất.
Địa chỉ: S305-Vinhomes Grand Park- TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh - Nhà Máy Kết Cấu 150 Nguyễn Thái Bình-TDM-Bình Dương Hotline: 0907 509 339 Email: nhathepsaigon@gmail.com Website: https://nhathepsaigon.vn/ Fanpage: Nhà Lắp Ghép Sài Gòn- Tư Vấn, Thiết Kế, Thi công Nhà lắp Ghép Tiền ChếNhà Thép Sài Gòn | Chuyên Thi Công Nhà Thép Tiền Chế
- Thi công Dự án Mel Villa-homestay Bằng Nhà Thép Tiền Chế Tại Đà Lạt
- Nhà xưởng tiền chế 2 tầng: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp hiện đại
- Đơn Vị Sản Xuất Và Thi Công Cầu Thang Sắt Chuyên Nghiệp TPHCM
- Nhà Tiền Chế 2 Tầng Hiện Đại Cho Vợ Chồng Trẻ Tại Hồ Chí Minh
- TOP 3 mẫu nhà tiền chế nông thôn thoáng mát và hiện đại
- Nhà tiền chế cấp 4 – Xu hướng xây dựng nhanh chóng, tối ưu chi phí
- Nhà thép tiền chế 1 tầng: Lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà ước mơ
- Nhà lắp ghép kiểu mái thái 2
- Làm Homestay bằng nhà tiền chế
Gửi yêu cầu tư vấn
TRA CỨU PHONG THỦY